Hệ thống xử lý khí thải, mùi hôi

CÁC TÁC NHÂN và nguồn GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Tác nhân chính gây ô nhiễm không khí:

Có thể nói các chất ô nhiễm trong môi trường tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, nhưng có thể được xếp thành 2 loại chính sau:
– Khí : SOx, NOx, COx, H2S,… và các hơi độc.
– Rắn : tro, bụi, khói và các Sol khí

Nguồn ô nhiễm nhân tạo:

          Hầu hết các hoạt động của con người đều tạo ra chất thải, chất ô nhiễm vào môi trường, đặc biệt là trong sinh hoạt, công nghiệp và giao thông. 

          Nguồn thải do sinh hoạt: Hằng ngày con người đã sử dụng một khối lượng khá lớn các nhiên liệu đốt như than, củi, dầu, khí đốt để đun nấu và phục vụ cho các mục đích khác. Trong quá trình cháy chúng sẽ tiêu thụ oxy của khí quyển, đồng thời tạo ra nhiều khói bụi, khí CO, CO2,… Những chất thải này thường tập trung trong không gian nhỏ hẹp (nhà bếp), sự thoát khí ra ngoài chậm chạp nên tạo ra nồng độ lớn trong không gian sống của con người.

          Nguồn thải do giao thông vận tải: Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, con người đã tạo ra nhiều thiết bị máy móc cơ giới, thể hiện bằng những dòng xe cộ nườm nượp trên đường phố, chúng chạy bằng xăng dầu nên sinh ra nhiều khói, các khí CO, CO2, NO và HC ,… sự ảnh hưởng này phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của xe cộ lưu thông trên đường. Xăng pha chì cũng là một tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

          Nguồn thải do sản xuất công nghiệp: Một xu hướng đi ngược với chất lượng môi trường là quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, đó là quá trình giảm bớt diện tích cây xanh và sông hồ, thế vào đó là những ngôi nhà cao tầng, những nhà máy công nghiệp với các ống khói tuôn thải nghi gút các chất ô nhiễm khác nhau làm cho chất lượng môi trường không khí ở khu đô thị ảnh hưởng rất lớn.
          Các chất thải của khu công nghiệp rất đa dạng, sự ảnh hưởng của chúng đến môi trường cũng khác nhau, do đó để nghiên cứu thì cần xét cụ thể cho từng loại nhà máy.

Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động của con người

Giải pháp phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường không khí

Giải pháp quy hoạch

           Thực tế đã cho thấy nhiều nhà máy công nghiệp nằm ngay giữa khu dân cư và đô thị, gây ra nhiều bụi, khói, tiếng ồn và các chất ô nhiễm; nhiều ống khói nằm ngay đầu hướng gió đối với khu dân cư; trong các khu ở của con người còn ẩm thấp; sự thông thoáng, chiếu sáng không đảm bảo,… Tất cả những nhược điểm đó là do chưa có biện pháp qui hoạch hợp lý khi xây dựng. Trước tình hình đó, hiện nay nhà nước yêu cầu các cơ sở cần phải có sự đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở cũ để có biện pháp khắc phục; đối với các công trình mới bắt đầu được thực thi thì cần phải báo cáo những ảnh hưởng có thể có đối với môi trường, phải đảm bảo không gây ra những ảnh hưởng lớn trong quá trình xây dựng và cả quá trình vận hành, sử dụng sau này

Giải pháp cách ly vệ sinh

           Thường càng gần nguồn ô nhiễm thì sự ảnh hưởng của nó gây ra càng lớn, do vậy cần phải qui định vành đai bảo vệ xung quanh khu công nghiệp, đó là khoảng cách tính từ nguồn thải đến khu dân cư. Khoảng cách đó tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng loại hình nhà máy, loại hình sản xuất gây nên, khoảng cách này đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm ở khu dân cư do nguồn này gây nên không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, đối với các khu công nghiệp cần có tường bao che hoặc dùng dải cây xanh để ngăn cản sự phát tán bụi và tiếng ồn trong không gian, nhằm giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường đến nơi sinh sống của con người.

Bảng 2.1. Qui định dải cách ly vệ sinh theo các cấp độc hại của sản xuất công nghiệp:

Cấp độc hạiIIIIIIIVV
Dải cách li (m)100050030010050
Giải pháp thông gió

           Trong một phòng kín ta có thể thay đổi không khí bên trong đã bị ô nhiễm (do nhiệt, do bụi, do khí độc…) bằng không khí trong sạch đưa từ ngoài vào trong một khoảng thời gian nhất định (thông gió định kỳ) hoặc trong một thời gian không hạn chế (thông gió thường xuyên…). được gọi là thông gió cho phòng.
a .Thông gió chung:
           Mục đích của thông gió chung là đưa không khí từ ngoài vào với lưu lượng cần thiết nhằm pha loãng cường độ ô nhiễm (bởi nóng, bụi, hơi hoặc khí độc) trong toàn bộ không gian nhà xưởng, sau đó thải ra ngoài. Được thực hiện trong phòng mà nguồn độc hại phân bố đều (trường học, nhà hát, bệnh viện) hoặc ở những phòng mà không đoán trước được nguồn độc hại sẽ xuất hiện ở vị trí nào (cửa hàng ăn, quán giải khát, câu lạc bộ….)

            Hệ thống thông gió chung có nhược điểm là nơi không có độc hại cũng bị ảnh hưởng của nguồn độc hại nơi khác tràn qua.
b. Thông gió cục bộ:
           Được thực hiện để thải trực tiếp chất độc hại từ nguồn phát sinh ra ngoài (hút cục bộ) hoặc là thổi không khí sạch vào các vị trí cần thiết và biết trước (thổi cục bộ). Việc tổ chức, xử lý hợp lý các chất gây ô nhiễm phải thoả mãn các yêu cầu sau:
           – Không cản trở thao tác công nghệ.
           – Không cho không khí chứa chất ô nhiễm đi qua vùng thở.
           – Vận tốc thu khí đủ lớn. 

Xử lý khí thải tại nguồn

           Các chất ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường theo ống khói thì người ta cho chúng đi qua các thiết bị xử lý để giảm nồng độ chất ô nhiễm tránh chất thải có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 

a. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ:

Bao gồm 3 bước:

Bước 1: Sự khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của dung dịch hấp thụ

Bước 2: Sự thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của dung dịch hấp thụ.

Bước 3: Sự khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng chất lỏng hấp thụ

Trong quá trình hấp thụ. Các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn và làm sạch. Những chất khí độc hại bị giữ lại gọi là chất bị hấp thụ.

Các hoạt động khử ẩm trong không khí, khử khí độc hại và mùi trong khí thải. Thu hồi các loại hơi, khí có giá trị được gọi là quá trình hấp thụ.

Các chất thường dùng trong phương pháp hấp thụ khí thải

  • Nước (H2O)
  • Các dung dịch bazo: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,…
  • Monoetanolamin (OHCH2CH2NH2), Dietanolamin( R2 – NH), tritanolamin (R3– NH)

Ưu điểm và nhược điểm của quá trình hấp thụ khí thải

Ưu điểmNhược điểm
  • Hiệu suất cao, đặc biệt đối với chất khí có khả năng hòa tan tốt.
  • Có thể xử lý khí độc hại có nhiệt độ thấp.
  • Vận hành rất đơn giản và dễ bảo quản và sữa chữa.
  • Dung dịch hấp thụ dễ tìm kiếm, có thể hoàn nguyên.
  • Có thể kết hợp xử lý khí với tách bụi và làm lạnh
  • Nếu sử dụng hoàn nguyên thì tốn chi phí hoàn nguyên một lượng lớn dung dịch.
  • Nếu không hoàn nguyên thì phải xử lý nước thải.
  • Khá tốn năng lượng.
  • Chiếm nhiều diện tích hơn

Đối tượng sử dụng xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

  • Nhà máy chế biến khoáng sản
  • Nhà máy chế biến hải sản
  • Nhà máy khai thác đá
  • Nhà máy xây xi măng
  • Nhà máy chế biến gạch

b. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ:

Di chuyển lên đầu