Cung cấp nhân viên kỹ thuật quản lý, vận hành các công trình xử lý môi trường
Vận hành hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải là một công trình phức tạp, là tổng hợp của nhiều giai đoạn lý – hóa – sinh khác nhau nên muốn vận hành cần phải có kiến thức chuyên sâu về xử lý nước thải.
• Người vận hành đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn để đưa ra những giải pháp tối ưu, tiết kiệm và kịp thời khi có những phát sinh xảy ra.
• Khối lượng công việc vận hành tương đối nhiều từ việc đo các thông số, bổ sung hóa chất, ghi nhật ký vận hành đến việc báo cáo lên ban quản lý.
• Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đòi hòi phải thực hiện định kỳ. Vì thế, tốn thời gian rất nhiều cho chủ đầu tư.
• Các sự cố như chết vi sinh, bùn nổi, mùi hôi, nước thải đầu vào biến đổi đột ngột,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi không có người vận hành hoặc khi vận hành không đúng cách.
• Máy móc, thiết bị đều có những hao mòn. Nếu không trực tiếp vận hành và không nắm được hoạt động của chúng, sẽ không đánh giá được tình trạng cũng như không đề xuất được kế hoạch bảo trì hệ thống.
• Thâm hụt ngân sách khi không có kinh nghiệm đưa ra những hoạt động vận hành và giải pháp khắc phục một cách tối ưu về hiệu quả lẫn về chi phí. Hoặc tính toán lượng hóa chất không phù hợp.
Khi nào cần đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải?
- Sau khi hệ thống nước thải của bạn vừa mới thiết kế, lắp đặt, thi công xong và đã bước qua giai đoạn nghiệm thu. Đây chính là “mốc vàng son” để tìm một nhà thầu chuyên vận hành nước thải. Chuyển giao giữa nhà thầu thi công cũ và nhà thầu vận hành mới, giúp hệ thống XLNT của bạn được “chăm sóc” kỹ lưỡng nhất.
- Khi các nhân viên tòa nhà, nhân viên kỹ thuật,… vận hành mãi mà nước thải không đạt chuẩn. Không thể tối ưu được quy trình xử lý mà lại phung phí tiền bạc.
- Sau khi hệ thống của bạn được cải tạo. Bạn không thể để các thiết bị hư hỏng, các máy móc bị ăn mòn,… và không muốn cải tạo thêm một lần nào nữa. Vì thế, một công ty chuyên vận hành nước thải là vô cùng thích hợp trong trường hợp này.
- Khi hệ thống nước thải của bạn đang hoạt động trơn tru. Mặc dù hệ thống đã đi vào quỹ đạo ổn định nhưng bạn vẫn có thể giao cho một đơn vị vận hành nước thải. Khi ấy, nước thải đã đạt chuẩn, nay lại đạt chuẩn hơn. Chi phí vận hành vốn tiết kiệm, nay lại càng tiết kiệm hơn. Quy trình vốn đã tối ưu, nay lại càng tối ưu hơn,…
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THải tại mê kông xanh
1. Kiểm tra hệ thống điện
Khảo sát sơ bộ hệ thống điện trong hệ thống xử lý nước thải.
Đo dòng điện các thiết bị trong tủ điều khiển. Kịp thời phát hiện những thiết bị hư hỏng.
Tính toán điều chỉnh các thông số để vận hành.
Kiểm tra các mối nối, đảm bảo an toàn trong công trình.
Vệ sinh tủ điện, sửa chữa các hư hỏng liên quan đến tủ điện.
2. Kiểm tra hóa chất
Tính toán lượng hóa chất cần bổ sung.
Trực tiếp pha hóa chất, chất dinh dưỡng, châm pH, men vi sinh,… định kỳ vào từng bể xử lý.
Đề xuất lượng hóa chất cho đợt kế tiếp.
Tiến hành nhập, quản lý số lượng tồn kho hóa chất.
Kiểm tra các đường ống công nghệ dẫn khí, dẫn nước,…
3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị
Kiểm tra, checklist các thiết bị.
Khảo sát khả năng hoạt động, tình trạng hao mòn của thiết bị.
Bảo trì định kỳ các máy móc thiết bị.
Kiểm tra máy thổi khí, bơm mỡ bò chịu nhiệt, thay dây coroa, thay nhớt máy định kỳ, kiểm tra độ rung độ ồn của thiết bị, vệ sinh lọc gió.
Kiểm tra phao các thiết bị trong hệ thống
Sửa chữa các bơm tuần hoàn, bơm điều hòa, bơm hố thu khi cố sự cố xảy ra.
Lên phương án khắc phục, kế hoạch dự phòng khi có sự cố.
Tiến hành khắc phục sự cố: nhanh – gọn – kịp thời – tiết kiệm chi phí – hạn chế rủi ro.
4. Kiểm tra thông số các bể xử lý
Đo nồng độ bùn trong bể sinh học
Đo pH trong các bể xử lý.
Kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong từng bể.
Kiểm tra và hút bùn dư trong bể.
Vệ sinh hút bùn dư trong bể tự hoại nếu cần.
Vệ sinh từng bể xử lý.
5. kiểm tra chất lượng nước
Tùy thuộc vào tiêu chuẩn đầu ra quy định mà chọn các thông số để kiểm định chất lượng nước định kỳ theo tháng, hoặc quý như pH, DO, NH3, Coliform, BOD, COD,…
Lên phương án vận hành thay thế khi nước thải chưa đạt chuẩn.
Xây dựng kế hoạch duy trì khi nước thải đã đạt chuẩn.
6. Báo cáo kết quả hoạt động cho cấp quản lý
Ghi chép nhật ký các số liệu vận hành.
Báo cáo tình trạng hệ thống định kỳ cho chủ đầu tư.
Nghiệm thu công tác vận hành định kỳ.
Thường xuyên thu thập, lưu trữ những dữ liệu để phục vụ công tác làm các hồ sơ môi trường định kỳ.
Tiếp đón các đoàn đến kiểm tra hệ thống XLNT
(*): Quy trình vận hành sẽ thay đổi dựa vào đặc điểm, công suất, công nghệ,… của từng hệ thống XLNT hoặc có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo mục tiêu quan trọng và cuối cùng: NƯỚC THẢI ĐẠT CHUẨN, CHỦ ĐẦU TƯ HÀI LÒNG.