Công trình xử lý nước cấp, nước tinh khiết
Công nghệ xử lý nước cấp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, công nghệ xử lý nước cấp là ứng dụng các quy trình xử lý với nhiều cấp độ và công đoạn khác nhau nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn và các chất gây hại. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước, khiến nước trở nên an toàn hơn khi sử dụng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Vai trò
Vai trò và mục đích chính của công nghệ xử lý nước mặt gồm có:
Loại bỏ các kim loại nặng, kim loại có hóa trị cao đang tồn tại trong nước, điển hình như: Sắt, mangan… (nguồn nước đáy sông, hồ)
Cân bằng hàm lượng khoáng chất có trong nước, đưa các cation kim loại như canxi, magie về mức cho phép (phụ thuộc vào chất lượng đất và lượng mưa). Từ đó, làm giảm độ cứng của nước.
Loại bỏ các loại vi sinh vật đang tồn tại trong nước để đảm bảo cho nguồn nước trở nên an toàn với sức khỏe con người.
Lọc bỏ các chất cặn bẩn, tạp chất đang lẫn trong nước, giúp cho nước trở nên trong lành hơn.
Loại bỏ các chất bẩn hữu cơ có trong nguồn nước.
- Đặc điểm nổi bật
Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt có những đặc điểm nổi trội như sau:
Hệ thống thông minh, hiện đại, dễ dàng sử dụng và bảo trì.
Các linh kiện được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới nên công suất hoạt động cao và ổn định.
Công nghệ xử lý nước phù hợp với cả những cơ sở cần sử dụng nguồn nước lớn.
Vì sao cần xử lý nước mặt?
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên trên mặt đất bao gồm: Nước ao, nước sông hồ, kênh rạch, suối… Nguồn nước này thường xuyên chịu tác động bởi các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Đồng thời, đây cũng là nguồn nước mà con người sử dụng nhiều nên rất dễ bị ô nhiễm. Chính vì vậy, nước tự nhiên không thể trực tiếp sử dụng để sinh hoạt hoặc sản xuất nếu không qua xử lý.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong nước mặt tự nhiên chứa hàm lượng các chất khoáng, chất hữu cơ, chất lơ lửng, tảo và vi sinh vật rất cao. Ngoài ra, nguồn nước này cũng chịu tác động không hề nhỏ bởi lượng nước thải từ các khu công nghiệp và làng nghề nên có thể ẩn chứa nhiều chất độc hại.
Như vậy, nước mặt không chỉ không đảm bảo sự an toàn và vệ sinh mà còn có thể là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người. Chính vì lý do đó, yêu cầu cần phải có hệ thống xử lý nước cấp để loại bỏ các thành phần gây hại trong nước trước khi có thể sử dụng để sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất.
Sơ đồ công nghệ
- Tiền xử lý nước mặt
Đây là công đoạn đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xử lý nước. Mục đích chính là loại bỏ các loại tạp chất, chất thải có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước. Điều này vừa có tác dụng làm sạch nước, vừa hạn chế nguy cơ tắc cặn trong các hệ thống xử lý nước tiếp theo. Giai đoạn tiền xử lý nước mặt bao gồm các bước sau:
- Song chắn rác, lưới chắn rác có tác dụng loại bỏ rác thải, bèo, rêu tảo có trong nước.
- Bể lắng: Về cơ bản, nước mặt là nguồn nước có độ đục cao do chứa nhiều đất cát, bùn và tạp chất lơ lửng.
Vì vậy, cần đưa nước vào bể và để lắng trong một thời gian nhất định nhằm khiến các tạp chất đó lắng xuống phía dưới. Phần bùn lắng phía dưới theo định kỳ sẽ được hút và ép thành các bánh bùn khô và mang đi tiêu hủy.
- Xử lý bằng hóa chất
Xử lý bằng hóa chất trong giai đoạn này nhằm mục đích chính là loại bỏ rong rêu, tảo có nhiều trong nước mặt. Đồng thời, tiêu diệt các vi sinh vật, chất độc hại do nguồn nước bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, nhà máy, khu công nghiệp…
Quy trình xử lý nước mặt bằng hóa chất giúp ngăn chặn một phần chất thải, cặn bẩn, không cho chúng đi vào hệ thống xử lý. Từ đó, góp phần bảo tồn các thiết bị có mặt trong hệ thống.
- Sử dụng hóa chất trợ keo tụ tạo bông
Hóa chất trợ keo tụ và tạo bông có tác dụng kết dính các hạt cặn hoặc tạp chất lơ lửng có kích thước nhỏ ở trong nước thành những bông bùn lớn hơn. Nhờ đó, có thể lấy chúng ra khỏi nước một cách đơn giản và dễ dàng.
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong sơ đồ xử lý nước cấp, nước mặt. Vì chúng có tác dụng rất lớn trong việc làm tăng độ trong và sạch của nguồn nước.
- Quá trình lắng
Sau khi đã tiến hành keo tụ, các cặn có kích thước lớn sẽ được làm lắng tại bể thông qua những phương pháp hỗ trợ như sau:
- Lắng bông bùn bằng trọng lực
- Lắng bằng lực ly tâm trong bể
- Sử dụng lực đẩy nổi tác động vào bọt khí bám trên hạt cặn.
- Quá trình lọc nước
Mục đích chính của quá trình này chính là giữ lại các hạt cặn có kích thước lớn, lơ lửng trong nước cùng hạt keo sắt, keo hữu cơ khiến nước bị đục và đổi màu.
Đối với những hạt có kích thước lớn, chúng sẽ rất dễ dàng bị chặn lại khi đi qua màng lọc. Kể cả những hạt có kích thước nhỏ hơn so với các khe hở của màng lọc thì vẫn dễ dàng bị ngăn cản do vật liệu lọc đã kết dính và hấp thụ chúng trên bề mặt.
- Quá trình khử khuẩn
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình xử lý nước mặt. Bởi nó có tác dụng tiêu diệt tới 99.9% các loại virus, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hiện nay, có 3 phương pháp khử khuẩn chính được áp dụng trong sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt bao gồm:
- Khử trùng bằng Clo
- Khử trùng bằng phương pháp sục ozone
- Khử trùng bằng việc sử dụng đèn chiếu UV.
- Quy trình lọc xác vi khuẩn
Sau khi đã tiêu diệt được vi sinh vật gây hại trong nước, cần phải tiến hành lọc xác vi khuẩn đã chết để tránh tình trạng các vi sinh vật này phân hủy và gây mùi hôi cho nước.
Sau khi lọc xác xong, nguồn nước mặt đã trở nên trong lành và đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, có thể cung cấp nước sử dụng để sinh hoạt và phục vụ sản xuất như bình thường.
Đánh giá về sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt
Nhìn chung, sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt trên đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bất cứ hệ thống nào cũng tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định. Để giúp khách hàng tiện lợi hơn khi tìm hiểu, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số đánh giá về sơ đồ trên như sau:
- Về mặt ưu điểm
- Nguồn nước mặt sau khi đã được xử lý qua hệ thống đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng nguồn nước sinh hoạt và sản xuất.
- Chi phí vận hành, bảo dưỡng của hệ thống thấp do các thiết bị đều được nhập khẩu từ nước ngoài nên có độ bền và tính ổn định cao.
- Vận hành đơn giản, dễ dàng và rất dễ quản lý, sử dụng nên không mất nhiều thời gian của con người.
- Công suất lọc cao, có khả năng đáp ứng được nhu cầu lọc nước mặt lớn.
- Không tốn nhiều diện tích xây dựng bể lắng đứng và không có bùn tràn qua bể nước sạch.
- Nhược điểm
- Bể lắng có kết cấu tương đối phức tạp. Muốn về hoạt động hiệu quả cần phải đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ và sự dao động của nước luôn trong hạn mức tiêu chuẩn.
- Quy trình này cần phải được quản lý bởi kỹ thuật viên có tay nghề cao.